Quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả đề cập đến quá trình sắp xếp và phối hợp tất cả các khía cạnh của một doanh nghiệp nhỏ. Nó bao gồm quản lý nhân viên, quản lý quy trình kinh doanh,..
Quản lý một doanh nghiệp nhỏ đưa ra nhiều thách thức cho chủ doanh nghiệp. Ngoài kiến thức về nguyên tắc kinh doanh, bạn cũng cần biết quản lý tài chính, quản lý nhân sự và quy định liên quan đến doanh nghiệp của bạn.
1. Định nghĩa về một doanh nghiệp nhỏ là gì?
Mặc dù không có quy tắc cụ thể để xếp loại doanh nghiệp nhỏ nhưng theo cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ (SBA) thường coi một công ty có ít hơn 500 nhân viên là một doanh nghiệp nhỏ.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2019, số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% tỷ lệ.
Không giống như các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách hạn chế. Họ chỉ có thể phục vụ cho một khu vực địa lý. Họ thường tập trung vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng và sử dụng sự sáng tạo để đổi mới các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Bằng cách xác định mình là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể tận dụng các điều kiện hỗ trợ từ nhà nước. Bạn cũng có quyền truy cập vào các công cụ có thể giúp bạn cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn.
2. Quản lý doanh nghiệp nhỏ là gì?
Từ việc thành lập doanh nghiệp, quản lý nhân viên, giám sát kế hoạch kinh doanh cho đến quản lý thời gian, quản lý doanh nghiệp nhỏ liên quan đến việc phối hợp tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp để đảm bảo rằng doanh nghiệp tiếp tục phát triển và đạt được thành công.
3. Người quản lý doanh nghiệp nhỏ cần làm gì?
Trong một doanh nghiệp nhỏ, chủ sở hữu có thể tự quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người quản lý để xử lý các hoạt động kinh doanh.
Quản lý một doanh nghiệp nhỏ đòi hỏi phải có nhiều kiến thức hoặc hiểu biết liên quan đến các vấn đề kinh doanh. Công việc của người quản lý là giám sát các hoạt động của nhân viên; tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên mới và đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi đúng hướng trong việc đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
Tóm lại, dưới đây là một số trách nhiệm chính của một chủ doanh nghiệp nhỏ:
- Giám sát các hoạt động hàng ngày của nhân viên
- Tuyển dụng, thuê và đào tạo nhân viên mới
- Đảm bảo các hoạt động hàng ngày đang hoạt động trơn tru
- Quản lý hàng tồn kho và đưa ra quyết định mua hàng
- Xử lý các chức năng sản xuất, tiếp thị và quản trị doanh nghiệp
- Thiết kế và thực hiện ngân sách của công ty
- Đặt mục tiêu bán hàng và đảm bảo rằng tổ chức đang đi đúng hướng để đạt được
- Đảm bảo mục tiêu tài chính của doanh nghiệp đang đạt được
Người quản lý doanh nghiệp nhỏ hầu như đều phải tự thực thi mọi hoạt động.
4. Cách để quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả
Quản lý một doanh nghiệp nhỏ có nghĩa là quản lý tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp cho dù đó là thời gian, nhân viên và các nguồn lực khác của bạn một cách hiệu quả nhất có thể.
Dưới đây là 8 điều bạn nên biết về quản lý doanh nghiệp nhỏ của mình:
4.1 Tạo kế hoạch kinh doanh
Để tạo một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, hãy phác thảo các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy cung cấp mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp và các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Hãy lên các kế hoạch bao gồm các chi tiết về thị trường bạn sắp gia nhập, các kế hoạch tiếp thị và bán hàng cũng như các dự báo tài chính của bạn.
Thường xuyên xem xét các mục tiêu kinh doanh của bạn để xem những gì đã thay đổi, những gì đã đạt được và những gì cần được cải tiến.
4.2 Tách biệt tài chính cá nhân và tài chính kinh doanh
Vì thuế của bạn và doanh nghiệp được tính riêng, nên bạn cần mở các tài khoản cá nhân riêng biệt được chỉ định cho các giao dịch kinh doanh.
4.3 Xác định yêu cầu tài trợ
Nếu bạn đang bắt đầu một doanh nghiệp mới, tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Bất kể bạn chọn nguồn đầu tư nào, điều quan trọng là bạn phải tự làm quen với những lợi thế và bất lợi của các nguồn tài trợ này cũng như các tiêu chí họ sử dụng để đánh giá doanh nghiệp.
4.4 Tuyển đúng người
Nếu bạn muốn công việc kinh doanh của mình phát triển mạnh, điều quan trọng là phải thuê những người có động lực, nhiều năng lượng và nhiệt huyết, những người đang tìm kiếm thành công hơn là kiếm tiền nhanh chóng.
Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn cần biết cách giữ chân những nhân viên có giá trị bằng cách cung cấp cho họ những đặc quyền.
4.5 Đào tạo nhân viên của bạn
Ngay cả khi bạn thuê những người thông minh nhất trên thế giới, thì cũng sẽ mất một khoảng thời gian để họ hiểu được nội dung kinh doanh của bạn và tìm ra cách kết hợp mọi thứ với nhau để đạt được mục tiêu dài hạn. Đây là lý do tại sao đào tạo nhân viên của bạn tốt là điều quan trọng đối với một doanh nghiệp nhỏ. Tạo một kế hoạch đào tạo khiến nhân viên của bạn cảm thấy có năng lực hơn và được trao quyền trong công việc của họ.
Tận dụng lợi thế công nghệ như các công cụ giám sát hoạt động nhân viên như Google Workspace, đào tạo từ xa như Microsoft Teams hay theo dõi tiến độ công việc như Zoho Projects để đào tạo nhân sự hiệu quả hơn.
4.6 Theo dõi tài chính của bạn
Khi bạn bắt đầu một công việc kinh doanh mới, thật dễ dàng để theo dõi nguồn tiền thu và chi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh của bạn phát triển, nhiệm vụ này có thể trở thành một vấn đề đau đầu.
Đây là lý do tại sao bạn nên thuê một nhân viên kế toán toàn thời gian hoặc đơn giản là đầu tư vào một phần mềm kế toán dễ sử dụng giúp bạn theo dõi tài chính và tiết kiệm ngân sách hiệu quả hơn.
Đầu tư các phần mềm công nghệ cho team kế toán của bạn như Zoho Books để giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
4.7 Đầu tư vào tiếp thị
Trong một thế giới mà các thương hiệu liên tục cạnh tranh để giành được sự chú ý của người tiêu dùng, các doanh nghiệp nhỏ cần phải cố gắng tạo ấn tượng trước đối thủ.
Nghiên cứu các tùy chọn tiếp thị và quảng cáo dành cho doanh nghiệp nhỏ khác nhau trước khi chọn một mô hình tiếp thị phù hợp nhất với bạn và doanh nghiệp.
4.8 Học cách ủy quyền
Quản lý thời gian là rất quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Một phần của việc quản lý thời gian của bạn là có thể ủy thác công việc cho những nhân viên phù hợp mà bạn đã thuê và đào tạo – đặc biệt là những nhiệm vụ mà bạn không thực sự thích làm hoặc những công việc mà bạn biết là mình không giỏi.
5. Tận dụng sức mạnh công nghệ để quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả
Là chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ phải ôm đồm rất nhiều việc. Tận dụng sức mạnh của công nghệ hiện đại vào khâu quản lý, điều hành và lên kế hoạch kinh doanh là điều CẦN PHẢI nghiêm túc thực hiện.
Các công nghệ thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và hơn hết, nó giúp bạn dễ theo dõi sự hiệu quả của mọi kế hoạch đã đề ra.
Nếu đây là điều bạn cần, liên hệ với chúng tôi để được thiết kế riêng bộ giải pháp công nghệ dành riêng cho doanh nghiệp của mình.