7 lời khuyên về quản lý doanh nghiệp nhỏ từ doanh nhân thành công

admin

Tại Việt Nam có tới hơn 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, để quản lý một doanh nghiệp SMEs thì không hề đơn giản. Bởi vì người quản lý phải chịu trách nhiệm về tất cả các quy trình trong doanh nghiệp, từ khâu bán hàng, tiếp thị, nhân sự cho tới kho bãi. Bạn có thể rất dễ rơi vào trạng thái “ngợp” trong khối lượng công việc của mình. Do vậy, PUNO  chia sẻ tới bạn 7 lời khuyên về quản lý doanh nghiệp nhỏ từ các doanh nhân thành công.

Dưới đây là tổng hợp những lời khuyên giúp bạn đơn giản hoá việc quản lý doanh nghiệp của mình.

Tự động hoá tất cả các hoạt động khi quản lý doanh nghiệp nhỏ

Theo bà Melissa Swift – Lãnh đạo Toàn cầu, Cố vấn cấp cao Chuyển đổi số tại Korn Ferry:
“Khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hãy nghĩ tới 4S – Simple (đơn giản), Sure (chắc chắn), Small (nhỏ), Sustain (duy trì).”

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn mang trong mình suy nghĩ nên tiết kiệm. Cho nên, họ rất ngại chi tiền cho những ứng dụng giúp họ tự động hoá các thao tác công việc. Tuy nhiên, chính những phần mềm này hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bạn có thể sử dụng những phần mềm chấm công – tính lương tự động, theo dõi tình trạng hoạt động của công ty. Từ đó, có thể xem báo cáo và cập nhật thường xuyên. Như vậy, doanh nghiệp đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhân sự cũng như đảm bảo độ chính xác, minh bạch.

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm được thiết kế riêng để phù hợp với mô hình quản lý doanh nghiệp nhỏ
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm được thiết kế riêng để phù hợp với mô hình quản lý doanh nghiệp nhỏ

Trao quyền cho nhân viên 

Bill Gates từng nói: “Trong thế kỷ tới, nhà lãnh đạo là những người biết trao quyền cho người khác ”

Lợi ích của trao quyền cho nhân viên

Việc trao quyền cho nhân viên đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cùng kể tên một vài lợi ích mà việc trao quyền cho nhân viên đem lại:

  • Trao quyền cho nhân viên (Empowerment) được xem là sự ghi nhận, tin tưởng của lãnh đạo với nhân viên. Từ đó, thúc đẩy sự nỗ lực, nâng cao trách nhiệm làm việc của nhân viên.
  • Trao quyền đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên trong khuôn khổ đã đề ra.
  • Người quản lý doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều thời gian hơn vào những công việc chính của mình. Từ đó tập trung vào giải quyết và lập ra những kế hoạch ngắn và dài hạn.
  • Tuy nhiên, việc trao quyền còn tùy thuộc vào đối tượng nhân viên của bạn như thế nào. Nếu phân loại theo 2 kiểu người “Theory X” và “Theory Y” của Douglas McGregor. Thì việc trao quyền chỉ phát huy được tác dụng khi áp dụng cho những người thuộc Theory Y. (Những người thuộc Theory Y là những người chủ động, có trách nhiệm trong công việc và thái độ cầu tiến, không ỷ lại và đổ lỗi).

Đặt ra những định hướng cụ thể

Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ thường tập trung vào các công việc nhỏ, thường ngày. Nhà quản lý thường một mình phải quản lý rất nhiều đầu việc trong một ngày. Do vậy mà họ thường bị đắm chìm trong khối lượng công việc của một ngày mà quên mất đi định hướng lâu dài của doanh nghiệp.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này đó chính là lập kế hoạch và đặt ra những mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp. Từ đó, theo dõi và thường xuyên kiểm tra công việc, đảm bảo doanh nghiệp của bạn đang đi đúng định hướng.

 

Màn Gantt Chart, Kaban trình bày dưới dạng biểu đồ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được tiến độ công việc.
Màn Gantt Chart, Kaban trình bày dưới dạng biểu đồ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được tiến độ công việc.

 

1Office hỗ trợ bạn lập kế hoạch và thêm những thành viên liên quan để thực hiện. Bạn sẽ thường xuyên nhận thông báo nhắc nhở công việc và cũng có thể cập nhật tiến trình làm việc mỗi ngày.
1Office hỗ trợ bạn lập kế hoạch và thêm những thành viên liên quan để thực hiện. Bạn sẽ thường xuyên nhận thông báo nhắc nhở công việc và cũng có thể cập nhật tiến trình làm việc mỗi ngày.

Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là bài toán vô cùng hóc búa. Đăng ký ngay, để nhận được tư vấn Miễn Phí từ những chuyên gia của phần mềm quản lý doanh nghiệp 1Office 

Thắt chặt vấn đề tài chính 

Tài chính là yếu tố cốt lõi để duy trì doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đều có 4 mục tiêu tài chính bao gồm: khả năng sinh lời, thanh khoản, hiệu quả và ổn định. Tài chính của một doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra bằng báo cáo phân tích chỉ tiêu tài chính.

Nếu người quản lý doanh nghiệp nhỏ biết nắm bắt, sáng tạo các chức năng phân phối tài chính phù hợp với quy luật. Thì đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển vượt trội của công ty.

Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng

Những khách hàng khó tính nhất chính là nguồn học vĩ đại nhất của bạn. – Bill Gates

Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp của bạn. Thông qua các kênh truyền thông như mạng xã hội bạn sẽ hiểu được nhu cầu của khách hàng. Để xây dựng quan hệ khách hàng bạn cần giải quyết được những khúc mắc của họ.

Hãy lắng nghe và thấu hiểu tập khách hàng của mình. Từ đó, đưa ra những thay đổi phù hợp để giữ chân và thu hút thêm những khách hàng mới. 

Áp dụng phương pháp 80/20 (Pareto) vào quản lý và sản xuất

Phương pháp 80/20 được áp dụng khá phổ biến. Nguyên tắc Pareto giúp doanh nghiệp có thể hình thành động lực tập trung nỗ lực vào 20% yếu tố quan trọng. Để từ đó tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp, thay vì dàn trải ở 80% mà không thu lại nhiều thành quả.

Tỷ lệ 80/20 của Nguyên tắc Pareto mới là chiếc chìa khóa vàng giúp người quản lý xây dựng chiến lược trọng tâm cho doanh nghiệp. Hãy bắt đầu từ 20% đầu vào quan trọng nhất, 80% đầu ra sẽ nằm trong tay bạn!

PUNO hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn. Những chia sẻ này không chỉ phù hợp với những người đang làm quản lý doanh nghiệp. Mà còn rất phù hợp với những bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp.

Most Viewed Posts

Share This Article
Leave a comment