Vải nỉ là gì?

admin

Vải nỉ là gì?


Nỉ là tên một chất liệu vải dùng để làm quần áo, đây là sự kết hợp giữa vải và len. Có nhiều loại nỉ khác nhau về màu sắc, kích thước, mật độ chất liệu tùy theo nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế của người tiêu dùng mà hình thành.

Chất liệu vải nỉ

Hình ảnh vải nỉ theo cuộn có nhiều màu sắc khác nhau đa dạng sự lựa chọn

Nỉ được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như thiết kế, công nghiệp và kỹ thuật. Vải Nỉ mà chúng ta nhắc đến ở đây được dùng trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm may mặc. Vải nỉ Polar Fleece là một loại vải có độ mềm mại và độ giữ ấm rất cao, bề mặt được bao phủ bởi 1 lớp lông ngắn và mượt. Vải nỉ có tác dụng giữ ấm cơ thể rất tốt, dễ dàng tạo kiểu và thiết kế thời trang giúp bạn có được những mẫu trang phục độc đáo, cá tính và không bị đụng hàng.

Nguồn gốc và sự phát triển của vải nỉ


Vải nỉ đã phổ biến trên thế giới từ khoảng những năm 1990 và được phát triển, cải tiến, sử dụng cho đến ngày nay. Vải nỉ được phát triển đến ngày nay, sử dụng để tạo ra đa dạng các sản phẩm khác nhau phục vị cuộc sống hàng ngày như: quần áo, chăn gối, vỏ bọc ghế, thảm, đồ handmade, … Ngoài ra, nó còn được sử dụng để làm trang phục chuyên dụng như: lớp áo bên trong của phi hành gia, đồ lặn ở độ sâu lớn hay đồ leo núi, …

 

Nguồn gốc phát triển của vải nỉ

Nguồn gốc phát triển của vải nỉ

Sản phẩm làm từ vải nỉ được tin dùng nhất ở các nước phương Tây là các sản phẩm dành cho em bé: chăn ga gối, quần áo.

Ưu điểm của vải nỉ


Vải nỉ cực mềm mại và ấm áp

Vải nỉ còn ấm hơn nhiều các loại vải như cotton, bông và len. Đó là nhờ vào lớp lông ngắn mịn ở bề mặt cả trong lẫn ngoài của vải.

 

Ứng dụng vải nỉ trong cuộc sống

Ứng dụng vải nỉ trong cuộc sống

Mặc được cả 2 mặt

Vải nỉ không phân 2 mặt trái phải. Do cấu trúc đặc biệt – 2 mặt song song nên các sản phẩm quần áo của vải nỉ có thể sử dụng được cả 2 mặt rất tiện lợi.

Phù hợp với thời tiết trở lạnh

Vải nỉ vô cùng phù hợp với thời tiết ở nước ta khi trời trở lạnh hoặc có mưa bụi giúp giữ ấm tốt.

Đa dạng màu sắc và kiểu dáng

Vải nỉ được sử dụng để tạo ra nhiều kiểu dáng quần áo và các loại sản phẩm khác nhau rất đang dạng và phong phú về màu sắc và mẫu mã để người tiêu dùng lựa chọn.

 

Nhược điểm của vải nỉ


Loại vải nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Sau đây là 1 số hạn chế của vải nỉ mà người tiêu dùng nên biết.

Dễ thấm nước

Nếu ai đã từng sử dụng vải nỉ sẽ biết rằng vải nỉ rất dễ thấm nước và hút nước cực tốt. Đó cũng là một hạn chế của vải nỉ vì vải thường được dùng để làm vỏ bọc 1 số đồ dùng trong gia đình, đặc biệt là ghế sô pha. Và những vật dụng này thì không ai mong muốn chúng dễ thấm nước cả vì sẽ khó trong việc phơi và vệ sinh.

Nhanh bẩn

Vải nỉ là một chất liệu rất dễ bẩn, mà 1 khi bẩn thì không thể lau đi được mà phải mang đi giặt. Điều này gây khó khăn cho người dùng rất nhiều.

Không thích hợp mặc mùa hè

Nỉ là chất liệu mùa đông, dành cho mùa lạnh vì thế đối với những đồ dùng có vỏ làm bằng vải nỉ sẽ rất nóng và bí khi sử dụng vào mùa hè.

Phân loại vải nỉ


Vải nỉ được phân ra làm 2 loại chính hiện nay trên thị trường.

Vải nỉ thường

Loại vải này mỏng nhưng có độ co dãn rất tốt, độ đổ lông nhẹ và thường được sử dụng để làm đồ handmade như móc chìa khóa, may gối, … Vải nỉ thường sẽ có giá thành mềm và rất đa dạng về màu sắc.

Vải nỉ Hàn Quốc

Vải nỉ Hàn Quốc

Vải nỉ Hàn Quốc

Vải nỉ Hàn Quốc thì không bị xù lông và rất mềm mại, có độ co dãn vừa phải. Loại vải này cũng vô cùng đa dạng về màu sắc và thường được sử dụng để làm đẹp đồ handmade như gối ôm, gấu bông, …

Vải nỉ da cá

Vải nỉ da cá

Vải nỉ da cá

Nỉ da cá được làm từ 35% sợi bông tự nhiên và 65% sợi tổng hợp polyester. Vải nỉ hai lớp có sự dày dặn, có 2 lớp, có thể mặc ấm và có thể sử dụng để có thể may áo khoác, mang đến độ co dãn cao. Vải nỉ da cá cũng có độ thấm hút tốt, có thể in hình nổi cùng độ co giãn tốt nhất. Vải nỉ có độ co giãn cũng như có khả năng giữ ấm cơ thể tốt,. Vải nỉ da cá rất thích hợp để làm áo khoác.

Ứng dụng của vải nỉ da cá

Ứng dụng của vải nỉ da cá

Ngoài ra, vải nỉ còn được phân loại với loại thành các loại như vải nỉ bông, vải nỉ cotton, nỉ lót bông để có thể phục vụ nhu cầu đa dạng về may mặc cũng như ứng dụng vải nỉ handmade rất đa dạng của người tiêu dùng

Làm thế nào để phân biệt vải nỉ?


Khi đi mua vải nỉ để sử dụng, hãy nhớ các mẹo sau để nhanh chóng phân biệt được vải nỉ thật hay giả nhé. Quan sát bằng mắt. Trên bề mặt vải nỉ lúc nào cũng có 1 lớp lông ngắn, sợi mềm.

Cách phân biệt chất liệu vải nỉ

Cách phân biệt chất liệu vải nỉ

Ứng dụng vải nỉ làm những chiếc vỏ gối hanmade xinh xắn Sờ bằng tay để cảm nhận. Vải nỉ sẽ mang lại cẩm giác mềm mịn, ấm áp khi bạn chạm hoặc sờ vào nó.

Vệ sinh sản phẩm làm từ vải nỉ đúng cách


Cách vệ sinh sản phẩm từ vải nỉ cũng không có gì quá khó, nhưng sẽ vô phương cứu chữa nếu bạn chà xát quá nhiệt tình, quá manh tay hoặc lỡ vứt vào máy giặt. Hãy tham khảo những tip sau đây để vệ sinh đúng cách.

Các bước làm sạch

Ngâm sản phẩm trong nước xà phòng 20-30 phút. Tùy bào độ bẩn của sản phẩm mà pha nước xà phòng loãng hay đặc. Sau khi ngâm, dùng tay bóp quanh những chỗ bị bẩn 1 cách nhẹ nhàng. Lưu ý: chỉ bóp nhẹ chứ không chà xát mạnh vì nước xà phòng đã tự làm sạch các vết bẩn rồi sản phẩm sẽ bị xù lông lên nếu bạn chà rửa mạnh tay.

Cách làm sạch vải nỉ

Cách làm sạch vải nỉ

Xả nước cho đến khi sản phẩm sạch xà phòng. Có thể dùng nước xả vài để tăng thêm mùi hương cho sản phẩm Nếu muốn. Không nên cuốn và vắt sản phẩm như quần áo thông thường mà nên bóp nhẹ để nước chảy ra như bước giặt. Dối với những sản phẩm nhồi bông chặt thì sau khi xả nước, hãy ngâm trong nước sạch thêm khoảng 15-20 phút để xà phòng còn đọng trong bông tan hết ra.

Các bước làm mới

Nếu chẳng may bạn không cẩn thận làm xù lông sản phẩm bằng nỉ hoặc sử dụng một thời gian dài dẫn đến bị xù lông thì hãy khéo léo tự làm mới sản phẩm của mình nhé. Dụng cụ cần thiết: Chỉ cần 1 chiếc kéo nhỏ, sắc tốt nhất là nên sử dụng kéo bấm chỉ kết hợp với sự khéo léo và kiên nhẫn của bạn là có thể hoàn thành nhanh chóng.

Cách làm mới vải

Cách làm mới vải

Cách làm: Dùng kéo từ từ cắt đi những chỗ lông bị xù trên mặt vải, chỉ cắt những phần bị xù lông và đừng nên cắt sâu quá nhé. Những chỗ gần đường may nên cẩn thận hơn vì chẳng may sẽ cắt vào chỉ.

Most Viewed Posts

Share This Article
Leave a comment