Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Với hoạt động quản lý sản xuất, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Từ đó, giảm thiểu tối đa rủi ro và hạn chế nhiều chi phí phát sinh gây lãng phí. Vậy quản lý sản xuất là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Và có những phương pháp quản lý sản xuất nào hiệu quả? Tất cả những thắc mắc này, sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp. Bằng cách tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch đã đề ra.

Quản lý sản xuất là công việc liên quan đến nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp

2. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Để hiểu rõ hơn về vấn đề : quản lý sản xuất là gì? Chúng ta cần biết quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

  • Đánh giá năng lực sản xuất: Thực hiện đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được quy mô thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?

Quy trình quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp thực hiện chuyên nghiệp hơn

  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý sản xuất cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất nhằm hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.

Nắm được từng quy trình quản lý sản xuất, bạn sẽ hiểu một cách chi tiết hơn về quản lý sản xuất là gì? Từ đó, có định hướng và kế hoạch quản lý sản xuất sao cho đạt hiệu quả tốt nhất với doanh nghiệp mình.

3. Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

Để quản lý sản xuất được hiệu quả, doanh nghiệp cần áp dụng những phương pháp nào trong giai đoạn hiện nay? Thông thường, sẽ có 3 phương pháp sau:

  • Phương pháp tổ chức dây chuyền: Nhắc đến dây chuyền là nhắc đến tính liên tục –  đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây chuyền. Để đảm bảo được tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia quá trình sản xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với một quan hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao.

Quản lý sản xuất hiệu quả cần có phương pháp tổ chức dây chuyền

  • Phương pháp sản xuất theo nhóm: Điểm nổi bật của phương pháp này là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
  • Phương pháp sản xuất đơn: Phương pháp này hướng đến tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Cụ thể, người quản lý sẽ không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm , mà chỉ quy định những công việc mang tính chất chung chung.

Qua nội dung bài viết trên đây, hẳn bạn đã hiểu quản lý sản xuất là gì? Đây được xem là một công đoạn phức tạp và có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền lâu của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin về quản lý sản xuất trên đây chỉ là lý thuyết cho việc làm thủ công. Nếu doanh nghiệp bạn có quy mô vừa và lớn, hãy truy cập vào website: giaiphaptinhhoa.com để tham khảo về ứng dụng giải pháp phân hệ phần mềm quản lý sản xuất, giúp mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình.

Share This Article
Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version