Sơ cứu người bị điện giật như thế nào???

Cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, đảm bảo an toàn

Điện giật là sự cố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách. Cùng tìm hiểu cách sơ cứu điện giật đúng cách qua bài viết.

Điện giật là một trong những sự cố ngoài ý muốn mà chúng ta không hề lường trước được, những trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài, thậm chí là gây tử vong ngay tại chỗ.

Sơ cứu khi bị điện giật là một trong những cách sơ cứu mà mọi người nên biết để bảo vệ bản thân cũng như bất cứ ai khi xảy ra tai nạn. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, đảm bảo an toàn qua bài viết sau.

1Nguyên nhân gây điện giật

Điện luôn tồn tại xung quanh chúng ta ở mọi nơi, những tai nạn về điện cũng không phải là hiếm xảy ra. Một trong những nguyên nhân gây điện giật có thể kể đến như: Chạm vào dây điện khi sửa chữa mà chưa ngắt nguồn điện, dùng vật dụng kim loại chạm vào ổ cắm điện, trẻ em chọc phá ổ điện, rò rỉ điện, rút ổ cắm điện sai cách, đưa tay ướt chạm vào ổ điện, giật điện do bình tắm nước nóng,…

Nguyên nhân gây điện giật

2Những lưu ý trước khi sơ cứu người bị điện giật

Khi xảy ra các tai nạn liên quan đến điện, chúng ta thường hay bị hoảng loạn, mất bình tĩnh nên sẽ dễ dẫn đến những cách xử lý sai sót. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân mà còn có nguy cơ khiến bản thân bị điện giật.

Do đó bạn cần lưu ý một số điều sau trước khi tiến hành cứu một ai đó khi bị điện giật:

  • Điều đầu tiên đó là bạn hãy cố gắng giữ tinh thần bình tĩnh để tránh những hành động sai lầm gây hậu quả nặng nề.
  • Khi phát hiện người điện giật, việc gọi cấp cứu ngay là điều ưu tiên dù nạn nhân có tổn thương nạng hay nhẹ.
  • Để đưa nạn nhân khỏi nguồn điện thì bạn không được dùng những vật có khả năng dẫn điện như kim loại, dính nước,…
  • Khi người gặp nạn ở trên cao, khó tiếp cận thì bạn không nên tự ý trèo lên cứu người mà cần có người hỗ trợ của người có chuyên môn.
  • Nếu đã tách nạn nhân ra khỏi được nguồn điện thì bạn đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm và đặt nằm xuống nhẹ nhàng ở nơi khô ráo, sạch sẽ và gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Không được tập trung đông người quanh nạn nhân khiến nạn nhân cảm thấy ngợp thở.

Những lưu ý trước khi sơ cứu người bị điện giật

3Cách sơ cứu người bị điện giật

Ngắt nguồn điện

Đây là điều cần thiết gần như cấp bách khi xảy ra tai nạn điện. Việc ngắt nguồn điện càng sớm sẽ càng có cơ hội cao cứu sống nạn nhân.

Nếu nạn nhân bị giật điện do ổ cắm, dây điện bị hở, rò rỉ điện thì cách nhanh nhất là nên ngắt cầu dao điện, rút ổ cắm điện. Còn nếu không biết đâu là nguồn dây gây tai nạn chính xác thì nên nhanh chóng ngắt cầu dao tổng.

Ngắt nguồn điện

Đối với trường hợp là nguồn điện cao thế thì bạn hãy gọi ngay cho bộ phận quản lý điện tại địa phương, khu vực đó để tắt nguồn. Đứng cách xa khoảng 6m, khi nguồn điện đã được ngắt mà bạn vẫn cảm thấy tê ở thân dưới thì nên nhảy bằng 1 chân đến vị trí an toàn.

Trong trường hợp nạn nhân bị điện giật ở nơi có nước thì tuyệt đối bạn không nên đến gần mà hãy tìm nguồn điện và ngắt nguồn trước. Lưu ý hãy mang giày, dép không nên đi chân đất để tránh bị giật điện.

Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Sau khi ngắt được nguồn điện thì bạn có thể dùng những vật không truyền điện như: Chổi có cán nhựa, thanh gỗ dài, ghế nhựa, các đồ dùng làm bằng cao su,…để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Mặc dù lúc này bạn có thể sử dụng tay, nhưng để đảm bảo tuyệt đối thì bạn nên dùng vật cách điện nhé!

Trong trường hợp không thể ngắt nguồn điện thì bạn cần mang dép, giày, dùng vật cách điện để đẩy nguồn điện ra xa nạn nhân nhất có thể. Không nên đẩy ngã, kéo lê nạn nhân vì có thể gây chấn thương.

Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Trường hợp nạn nhân còn thở, mạch rõ hay mất tri giác tạm thời

Bạn cần chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí để nạn nhân dễ thở, đồng thời giữ ấm cho nạn nhân. Nếu nạn nhân bị bỏng nhẹ thì có thể rửa vết thương dưới vòi nước sạch, nếu chảy máu thì dùng băng gạc cầm máu.

Trong trường hợp này bạn không nên mất bình tĩnh, không được dùng những cách không khoa học như: Cạo gió, thoa dầu mỡ, đổ nước hay đắp bùn vào người nạn nhân.

Trường hợp nạn nhân còn thở, mạch rõ hay mất tri giác tạm thời

Trường hợp nạn nhân tắc thở

Sau khi đặt nạn nhân nằm ở nơi bằng phẳng, thoáng khí thì bạn hãy nới lỏng quần áo trên người họ và lấy đàm nhớt trong miệng ra, đồng thời ép tim bên ngoài bằng cách sau:

  • Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân với tần suất 20 lần/phút bằng cách thổi vào miệng hay mũi đều được.
  • Ép tim ngoài lồng ngực với tần suất 100 lần/phút, nạn nhân càng trẻ tuổi thì có thể thực hiện nhanh và nhiều hơn.
  • Để nạn nhân nhanh tỉnh thì bạn có thể kết hợp ép tim với hô hấp nhân tạo, cứ 5 lần ép tim thì thổi hơi 1 lần đến khi nạn nhân tỉnh.

Lưu ý: Chỉ thực hiện sơ cứu ép tim, hô hấp nhân tạo khi nạn nhân bất tỉnh, nếu còn thở thì không cần kỹ thuật này.

Trường hợp nạn nhân tắc thở

Trên đây là những thông tin về cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật trong trường hợp khẩn cấp. Bạn nên cẩn thận khi sơ cứu nạn nhân bị điện giật để đảm bảo an toàn cho nạn nhân và bản thân nhé!

Share This Article
Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version